Cấy ghép Implant kết hợp phẫu thuật tái tạo khác
1. Cấy ghép implant kết hợp ghép xương - màng xương
Ghép màng xương trong cấy răng Implant là một kỹ thuật nha khoa, trong đó sử dụng những miếng màng xương nhân tạo để ghép trực tiếp vào vùng vừa được cấy xương nhằm tăng độ dày, giúp xương cứng chắc hơn, cải thiện chức năng sinh lý và thẩm mỹ của sóng hàm. Nó cũng có thể đắp bên ngoài vết thương vừa cấy ghép, giúp nhanh chóng lành thương hơn. Màng xương sử dụng trong cấy ghép Implant là những sản phẩm sinh học nhân tạo tái thẩm thấu dành cho xương và mô. Thông thường sẽ sử dụng 2 loại màng xương bao gồm: màng xương tự tiêu được làm từ collagen và màng xương không tự tiêu được làm từ Cellulose hoặc PTFE.Đối tượng nào nên cấy ghép màng xương?
- Xương hàm quá mỏng, mềm và yếu bẩm sinh: vùng nướu răng nhỏ và hẹp hơn bình thường. hỏng màng xương khi đặt implant.
- Xương hàm bị tiêu nguyên nhân do mất răng lâu năm: vùng nướu tại những vùng mất răng bị teo lại và sát vào khoang miệng dưới hoặc trên. Dẫn đến gặp phải tình trạng tụt nướu, mặt chảy xệ, hóp má, …
- Xương hàm bị chấn thương do bị tác động bên ngoài: vùng nướu dày mỏng không đồng đều.
Ưu điểm của phương pháp cấy Implant ghép màng xương:
- Kỹ thuật ghép màng xương giúp người mất răng nhiều năm, bị tiêu xương có khả năng trồng răng Implant.
- Ghép màng xương giúp trụ Titanium bám chắc chắn hơn với xương hàm.
- Tái tạo lại cấu trúc xương hàm, bảo tồn xương hàm và các răng thật.
- Giữ được sự tươi tắn của khuôn mặt. -Ngăn ngừa tiêu xương hàm.
Nhược điểm của phương pháp cấy Implant ghép màng xương
-Dễ dẫn đến tình trạng tiêu xương sau khi cấy, xương rất lâu cứng, thường có cấu trúc rời rạc, độ kết dính thấp vì thế cơ chế lành vết thương cần thời gian. -Phần nướu nơi xương cấy vào thường không có màu đỏ hồng – màu của nướu thật mà nó dễ dàng chuyển sang màu thâm gây mất thẩm mỹ. -Mặc dù độ tương thích sinh học khá cao, nhưng xương nhân tạo có tính chất lý học không thể bằng xương thật nên độ cứng của nó thấp.2.Cấy ghép implant kết hợp nâng xoang hàm ( hở và kín)
Kỹ thuật nâng xoang hở có tên gọi khác là kỹ thuật nâng xoang bằng cửa sổ bên. Bác sĩ tiến hành rạch một vách ngăn tại vùng nướu bên cạnh răng mất, sau đó sẽ bổ sung xương hàm thông qua vị trí này.Đối tượng nào phải nâng xoang hở?
- Mất răng ở hàm trên lâu năm dẫn tới tình trạng tiêu xương hàm nặng, kéo theo việc thoái hóa xương hàm. Biểu hiện là xương hàm mở rộng thể tích, tụt sâu xuống phía xương đã bị tiêu.
- Thiếu hổng xương nhiều, đáy xoang có tình trạng gồ ghề, xơ dính, màn xoang dày, có dị tật, xoang chứa dịch sẽ khiến không thực hiện được nâng xoang kín do sẽ tác động đến màng xoang thì sẽ được bác sĩ chỉ định nâng xoang hở.
Chú thích: Xoang bị tụt quá sâu, phải thực hiện nâng xoang hở
-Kỹ thuật nâng xoang kín là phương pháp nâng xoang từ bên trong, thông qua lỗ cấy Implant và không cần phẫu thuật quá nhiều. Bác sĩ sẽ rạch một đường từ nướu đến vùng xoang hàm cần nâng, sau đó sẽ tạo một lỗ nhỏ ở phần xương để nâng màng xoang lên. Xương hàm cần cấy ghép sau đó sẽ được đưa vào lấp đầy khoảng trống giữa xương hàm và màng xoang mới nâng.Đối tượng nào cần thưc hiện nâng xoang kín?
-
- Người có xoang hàm trên hạ xuống thấp do tiêu xương, không đủ khoảng trống để cấy ghép xương
- Trong những trường hợp xoang hàm trên hạ không quá thấp hoặc lượng xương bổ sung cần thiết không quá nhiều thì bộ nâng xoang kín là phương pháp phù hợp.
Lưu ý sau khi nâng xoang
- Nâng xoang được coi là một cuộc tiểu phẫu trước cấy ghép Implant. Phải đợi một thời gian sau khi nâng xoang thì mới cấy ghép implant được. Bệnh nhân cần chú ý mọi trường hợp làm tác động đến vết thương, gây rách, viêm niêm mạc như chọc, ngoáy vết thương, ăn uống thức ăn chứa nhiều axit làm nhiễm trùng vết thương, …
- Trong khoảng 2 - 3 tháng đầu sau khi nâng xoang, bệnh nhân cần hạn chế hắt hơi mạnh hết sức có thể; không nên sử dụng ống hút; không khạc nhổ; hạn chế những khu vực có sự thay đổi áp suất như lặn biển, đi máy bay; hạn chế những công việc nặng nhọc, cần nhiều sức. Tất cả những hành động trên đều có nguy cơ dẫn đến việc làm tổn thương màng xoang.
3.Cấy ghép implant kết hợp di dời dây thần kinh răng dưới
Đây là kỹ thuật di chuyển bó mạch thần kinh răng dưới sang bên để làm tăng kích thước xương hữu ích cho việc đặt Implant để phục hình răng.- Đối tượng nào cần thực hiện di dời dây thần kinh răng dưới
- Người đã mất răng lâu năm và tiêu xương ở mức độ nghiêm trọng, sống hàm dưới xuống thấp ngang mức sàn miệng (tiêu xương sát đến sàn có thể làm lộ cả dây thần kinh ra ngoài) mà các giải pháp ghép xương, nâng xoang và cấy ghép trụ Implant thông thường cũng không thể mang lại hiệu quả.
- Những lưu ý khi thực hiện phương pháp này
- Người bị thiếu chiều rộng xương hàm dưới cho việc dịch chuyển bó mạch thần kinh răng dưới sang bên không nên thực hiện phương pháp này
- Bệnh nhân đang có tình trạng viêm nhiễm cấp tính trong khoang miệng không thể thực hiện thủ thuật này.
- Bệnh nhân có bệnh toàn thân không cho phép phẫu thuật.