NHỔ RĂNG KHÔN AN TOÀN
1. RĂNG KHÔN LÀ GÌ VÀ VÌ SAO CẦN NHỔ BỎ?
Theo thống kê của Tổ Chức Chăm Sóc Răng Miệng Hoa Kỳ, có khoảng 85% răng khôn (răng số 8) khi mọc nếu không nhổ bỏ sẽ gây ra các ảnh hưởng tới sức khoẻ. Phẫu thuật nhổ răng khôn đúng kỹ thuật và đúng thời điểm sẽ đảm bảo an toàn và tránh được các biến chứng về sau. Răng khôn vẫn thường được chúng ta biết đến qua tên gọi răng số 8, là chiếc răng nằm ở sâu nhất trong cung hàm. Khác với những chiếc răng còn lại của hàm, răng khôn chỉ mọc khi con người bước sang tuổi trưởng thành. Vì răng khôn mọc vào thời điểm này nên cấu trúc xương hàm và lợi đã cứng và ổn định dẫn đến tình trạng đau nhức kéo dài, thậm chí là các biến chứng nguy hiểm trong quá trình răng nhú.
Tại Nha khoa Cao Chiến, nhổ răng khôn an toàn – không đau – không gây biến chứng.
Nhổ răng khôn hàm dưới không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Bởi trên thực tế, hàm dưới có mật độ các răng cao hơn. Điều này thường làm cho răng khôn khi mọc lên thường phát triển về phía má hoặc đẩy mạnh vào các răng lân cận gây khó khăn cho quá trình tiếp cận của bác sĩ.
Không những thế răng khôn ở hàm dưới với một chân răng to được bao quanh bởi nhiều mạch máu và dây thần kinh. Kết hợp với hình dạng thì kỳ quái, cong queo cũng là một lý do làm cho các biến chứng nguy hiểm thường gặp ở răng khôn hàm dưới.
2. DẤU HIỆU CẦN NHỔ RĂNG KHÔN.
Răng khôn tuy không có nhiều chức năng phục vụ việc nhai thức ăn nhưng lại làm tăng các nguy cơ viêm nhiễm, sâu răng, thậm chí là ảnh hưởng đến cấu trúc của cả hàm răng. Không phải tất cả các trường hợp có răng khôn đều cần nhổ bỏ, thế nhưng bạn sẽ bắt buộc phải nhổ nếu răng của bạn thuộc một trong các trường hợp dưới đây:
- Răng khôn bị trồi dài bất thường do lệch hàm nhai với hàm đối diện.
- Răng có kích thước bất thường (quá to hoặc quá nhỏ).
- Răng khôn đang mọc dở nhưng bị sâu do tích tụ các mảng bám thức ăn giữa nó và răng số 7.
- Các dấu hiệu nhiễm trùng hoặc bị viêm ngày càng nặng.
- Răng mọc đi kèm xuất hiện các ổ mủ bên trong khoang miệng.
- Răng khôn mọc ngầm, mọc kẹt hoặc bị lệch dưới lợi dẫn đến việc răng không nhú được lên khỏi lợi, khiến lợi bị sưng phồng, đau rát.
Ngoài ra bạn cũng cần tiến hành nhổ răng khôn nếu bạn cần chỉnh hình hàm, cằm, gương mặt hoặc phục vụ cho quá trình điều trị một số bệnh toàn thân khác. Tất cả các trường hợp nhổ bỏ răng khôn đều cần chỉ định trực tiếp của các bác sĩ nha khoa.
3. QUY TRÌNH NHỔ RĂNG KHÔN MỌC LỆCH?
- Bước 1: Trước khi phẫu thuật nhổ răng khôn mọc ngầm, mọc lệch, bệnh nhân cần được khám và tư vấn cẩn thận. Bác sĩ sẽ kiểm tra tổng thể sức khỏe răng miệng (tình trạng sâu răng, cao răng, viêm lợi…) và chụp X – quang toàn bộ hàm răng để kiểm tra vị trí chân răng, chẩn đoán chính xác hướng mọc, vị trí chân răng, xương hàm xung quanh răng khôn… Nếu răng có dấu hiệu sưng đỏ, nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để đảm bảo đến ngày phẫu thuật, sức khỏe răng miệng của bệnh nhân ở tình trạng tốt nhất.
- Bước 2: Bác sĩ sẽ xét nghiệm một vài chỉ số cơ bản như huyết áp, tốc độ đông máu… Bệnh nhân cần thông báo cụ thể cho nha sĩ tình trạng sức khỏe của mình. Với những người có sức khỏe không tốt, mắc các bệnh về tim mạch hay bệnh về máu thì không nên tiến hành nhổ răng khôn. Thông thường, nhổ răng khôn sẽ được tiến hành vào buổi sáng – khi mà người bệnh có tình trạng sức khỏe tốt nhất.
- Bước 3: Bệnh nhân súc miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng, sau đó được sát khuẩn vùng răng cần nhổ răng. Bác sĩ sẽ gây tê vùng cần nhổ, sau đó sẽ thực hiện phẫu thuật với sự hỗ trợ của một số dụng cụ nha khoa như: kìm nhổ răng, dụng cụ nạy để bóc tách lợi và dây chằng cổ răng, tạo điều kiện cho việc lấy răng ra được dễ dàng. Sau khi nhổ, bác sĩ sẽ khâu vết thương. Một tuần sau khi nhổ răng khôn thì chỉ khâu sẽ tự tiêu và vết thương sẽ lành dần.
- Bước 4: Sau khi thực hiện nhổ răng khôn, bệnh nhân cần cắn chặt bông gòn trong vòng khoảng nửa tiếng để cầm máu rồi lấy chúng ra. Nếu như vẫn chưa cầm được máu thì cần phải giữ thêm một gòn cuộn khác trong vòng nửa tiếng nữa để đảm bảo có thể cầm được máu. Chườm lạnh là một phần không thể thiếu sau khi phẫu thuật, giúp giảm đau và tiêu sưng. Trong vòng từ 3 đến 4 tiếng sau khi phẫu thuật răng khôn, bệnh nhân nên đặt túi chườm lạnh lên vùng răng mới nhổ trong vòng 15 phút, sau đó lấy ra, nghỉ 15 phút rồi lại tiếp tục thực hiện như vậy.
- Lưu ý: Cần tránh tác động lên phần răng vừa nhổ bằng cách dùng vật nhọn hay đưa lưỡi vào. Tốt nhất nên ăn những thức ăn lỏng mềm, dễ nuốt, không ăn thức ăn cứng dai nhằm tránh tác động đến chỗ răng bị tổn thương. Sau khoảng 1 – 2 tuần, chân răng khôn vừa nhổ sẽ dần liền thương và có thể ăn, nhai trở lại bình thường.