Điều rối loạn khớp thái dương hàm
- Rối loạn khớp thái dương hàm là gì?
- Tiếng kêu “lục khục” hoặc đau ở khớp vị trí trước nắp tai
- Há miệng hạn chế
- Đau cơ cổ vai gáy khi mới ngủ dậy
- Đau nhức đầu, đau nửa đầu
- Chấn thương có tác động đến vùng khớp thái dương hàm
- Các bệnh lý miễn dịch của cơ thể như: Viêm khớp dạng thấp...
- Áp lực, căng thẳng tâm lý dẫn đến phản xạ co cơ hàm không tự chủ, làm hình thành nên tật nghiến răng khi ngủ.
- Tình trạng răng lệch lạc, thưa hoặc mất răng dẫn đến sai khớp cắn.
- Thói quen ăn uống không khoa học, nhai một bên hoặc dùng nhiều các thực phẩm cứng, khó nhai hằng ngày.
- Điều trị nội khoa: Dùng thuốc đơn thuần như các loại thuốc như giảm đau, giãn cơ… theo chỉ định của bác sĩ . Tuy nhiên phương pháp này chỉ khắc phục được một số ít các trường hợp.
- Sử dụng máng nhai: Đây là một biện pháp không xâm lấn được sử dụng tương đối phổ biến và hiệu quả với mức chi phí thấp. Đeo máng nhai (là một loại máng nhựa) giúp tái lập lại cấu trúc khớp cắn làm khớp cắn hoạt động ổn định hơn. Bạn sẽ được tái khám định kì mỗi 2 tuần và bác sĩ sẽ đưa ra chiến lược điều trị tiếp theo, thông thường, lộ trình đeo là 4-6 tháng.
- Vật lý trị liệu: Nha sĩ sẽ đưa ra những bài tập vật lí trị liệu và hướng dẫn bạn tập để cải thiện các triệu chứng. Nhất là triệu chứng đau và hạn chế vận động hàm. Tại Nha khoa Cao Chiến, Bác sĩ Chiến đã phát kiến ra một phương pháp tập bằng cách đặt ngón tay vào vùng cần trị liệu đã mang lại hiệu quả gây bất ngờ cho nhiều bệnh nhân. Đã có bệnh nhân nữ (27 tuổi) được giảm đau gần như hoàn toàn chỉ sau 1 đêm.
- Mài chỉnh khớp cắn. Đây là kỹ thuật mài bỏ những đỉnh núm răng của bạn gây ra những cản trở khi ăn nhai. Những điểm cản trở này sau khi được Bác sĩ kiểm tra phát hiện sẽ giải thích rõ cho bạn sau đó tiến hành mài chỉnh sao cho răng 2 hàm tiếp khớp nhau đồng đều và trơn tru. Đây là kỹ thuật can thiệp xâm lấn tối thiểu, an toàn nếu được thực hiện đúng. Bác sĩ Cao Chiến đã có rất nhiều năm kinh nghiệm về kỹ thuật này, đã thực hiện cho hàng ngàn ca để xử lý các vấn đề từ đơn giản như: cải thiện tình trạng dắt thức ăn, loại bỏ đau răng do sang chấn khớp cắn... cho đến những tình trạng phức tạp loạn năng khớp thái dương hàm.
- Tái tạo khớp cắn bằng phục hình răng, nắn chỉn răng,… giúp răng có được những vị trí khớp cắn đúng.
- Ăn thức ăn mềm.
- Cắt thực phẩm thành nhiều miếng nhỏ.
- Tránh thực phẩm dính hoặc dai.
- Tránh nhai kẹo cao su.
- Không mở miệng quá rộng trong khi ngáp.
- Bác sĩ hoặc nha sĩ có thể chỉ cho cách làm bài tập kéo căng các cơ hàm và xoa bóp. Cũng có thể các bài tập để nâng cao đầu, cổ và tư thế vai.
- Chườm ấm hoặc chườm đá lạnh các bên của khuôn mặt có thể giúp thư giãn cơ hoặc làm giảm bớt đau đớn.